
Sáng ngày 24/6/2025, tại xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Khoa học và Công nghệ Tiến Nông (Trung tâm NCPT KH&CN Tiến Nông – thuộc Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông) đã tổ chức Hội nghị đầu bờ “Đánh giá hiệu quả mô hình khảo nghiệm phân bón NPK hữu cơ vi sinh trên cây ngô”.
Dự hội nghị có đại diện Sở Khoa học và Công nghệ (Sở KH&CN) tỉnh Thanh Hoá; đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Chi cục TT&BVTV) tỉnh Thanh Hóa; đại diện phòng Nông nghiệp và môi trường huyện Hoằng Hóa; đại diện UBND xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hoá; đại diện UBND xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc; Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Hoằng Xuân, đại diện các trưởng thôn và các hộ nông dân tham gia mô hình ở hai xã Hoằng Xuân và xã Phú Lộc.
Toàn cảnh Hội nghị
Mô hình thuộc khuôn khổ của đề tài “Nghiên cứu sản xuất phân bón NPK hữu cơ vi sinh dạng hạt bằng công nghệ dây chuyền hơi nước tại tỉnh Thanh Hoá” do Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông (Công ty Tiến Nông) phối hợp cùng Sở KH&CN tỉnh Thanh Hóa thực hiện.
Trong bất kỳ nền nông nghiệp nào, đất luôn là nơi bắt đầu, cây là tiếng nói và phân bón chính là nhịp tim của mùa vụ. Khi đất suy thoái, cây không thể trổ bông đúng mùa. Khi phân bón không cân đối, mùa màng khó đạt kết quả như kỳ vọng. Và khi người nông dân chưa có sự đồng hành của khoa học, công nghệ, thì bao tâm huyết vẫn luôn đối mặt với rủi ro và biến động. từ thực trạng sử dụng phân bón hóa học tràn lan, đến hậu quả suy thoái đất và chi phí canh tác gia tăng, rồi từ đó đi đến sự cấp thiết phải thay đổi, bằng những giải pháp bền vững hơn, an toàn hơn, hiệu quả hơn cho nông dân và môi trường.
Xuất phát từ thực trạng sử dụng phân bón hóa học tràn lan, đến hậu quả suy thoái đất và chi phí canh tác gia tăng, rồi từ đó đi đến sự cấp thiết phải thay đổi, bằng những giải pháp bền vững hơn, an toàn hơn, hiệu quả hơn cho nông dân và môi trường. Phân bón NPK hữu cơ vi sinh là sự kết hợp giữa dinh dưỡng khoáng (NPK) với nguồn hữu cơ tự nhiên và hệ vi sinh vật có lợi. Sản phẩm này không những cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho cây trồng mà còn góp phần cải tạo đất, phục hồi hệ sinh thái đất, tăng sức đề kháng cho cây trước tác động của sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi. Đặc biệt, khi áp dụng trên cây ngô – loại cây có khả năng phản ứng rõ rệt với cải thiện dinh dưỡng – hiệu quả kinh tế và sinh thái mà phân bón hữu cơ vi sinh mang hiệu quả cao.
Mô hình đánh giá trên 2 sản phẩm phân bón:
– Phân bón NPK hữu cơ vi sinh: NPK 7-8-4+5%OM+106CFU/g VSV hữu ích: giúp bổ sung cân đối dinh dưỡng, thúc đẩy cây trồng phát triển toàn diện. Sản phẩm hỗ trợ bộ rễ khỏe mạnh, cây nhanh bén rễ, hồi xanh, đẻ nhánh tập trung, ra chồi mạnh mẽ, lá xanh bền, hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất, chất lượng nông sản. Đồng thời giúp cây chống chịu tốt hơn với điều kiện thời tiết bất lợi.
– Phân bón NPK hữu cơ vi sinh: NPK 13-3-9+5%OM+106CFU/g VSV hữu ích: Kích thích sinh trưởng, phát triển thúc đẩy cây ở giai đoạn tăng sinh khối, tích luỹ chất khô, tăng năng suất, nâng cao chất lượng nông sản, giảm stress cho cây trước điều kiện thời tiết bất lợi
Mô hình được triển khai trên quy mô khảo nghiệm diện hẹp từ năm 2024 và tiếp tục đánh giá trên quy mô khảo nghiệm diện rộng từ tháng 2 năm 2025, kết quả mô hình khảo nghiệm tại xã Hoằng Xuân trên cây ngô cho thấy khi sử dụng phân bón NPK hữu cơ vinh: giúp cây ngô sinh trưởng phát triển đồng đều, bộ rễ phát triển mạnh giúp cây đứng vững, thân to khoẻ, ít đổ ngã trong điều kiện mưa to gió lớn xảy ra, cây cho bắp to, đều hạt, kín bắp, giảm rõ rệt tỉ lệ nhiễm sâu bệnh hại, cải thiện độ độ phì nhiêu, tơi xốp và tăng độ mùn của đất, giúp giữa ẩm cho đất tốt. Năng suất cây ngô đạt từ 3,8 – 4,0 tạ/sào tăng 10-13% so với sử dụng phân bón thông thường. Lợi nhuận của mô hình tăng từ 5.905.870 – 7.378.900 đồng/ha so với bà con sử dụng phân bón thông thường.
Công ty CP CNN Tiến Nông cùng lãnh đạo Sở KH&CN và bà con nông dân thăm, kiểm tra tại các mô hình khảo nghiệm
Tại hội nghị, đại biểu và bà con nông dân đã được lắng nghe, chia sẻ và trực tiếp chứng kiến hiệu quả của mô hình sử dụng sản phẩm phân bón NPK hữu cơ vi sinh do Tiến Nông nghiên cứu, phát triển và triển khai khảo nghiệm. Đây không chỉ là một sản phẩm, mà là một giải pháp tích hợp – kết hợp dinh dưỡng khoáng NPK, hữu cơ cải tạo đất và hệ vi sinh vật bản địa phục hồi hệ sinh thái đất.
Trong phần thảo luận mở, hội nghị ghi nhận nhiều chia sẻ thiết thực từ người nông dân trực tiếp làm mô hình, từ trưởng thôn đại diện chính quyền địa phương, lãnh đạo nhà máy sản xuất, cán bộ kỹ thuật và chăm sóc phục vụ nông dân – cũng như đại diện Sở KH&CN, Chi cục TT&BVTV tỉnh Thanh Hóa. Mỗi góc nhìn là một mảnh ghép quan trọng, cùng tạo nên bức tranh toàn diện về tính khả thi, tiềm năng phát triển và mở rộng của dòng sản phẩm này trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp.
Một số hình ảnh đại diện phát biểu ý kiến tại Hội nghị
Bà Trần Thị Kim Liên – chủ hộ tham gia mô hình tại xã Hoằng xuân, Hoằng Hoá cho biết: “Sau hơn 1 năm kết hợp cùng Trung tâm nghiên cứu phát triển Khoa học và Công nghệ Tiến Nông thực hiện mô hình khảo nghiệm, qua theo dõi thực tế, tôi thấy cây ngô phát triển rất tốt. Lá xanh đậm, thân to khỏe, rễ ăn sâu, bắp đậu đều, hạt chắc, mà cây vẫn xanh cho đến lúc thu hoạch và ít sâu bệnh hơn hẳn so với trước kia sử dụng phân hóa học thông thường. Tôi thấy rõ cây ít bị rệp và sâu đục thân, đất tơi xốp hơn, cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Đặc biệt là không có mùi hôi như khi dùng phân chuồng tươi hay một số loại phân hóa học. Tôi mong muốn thời gian tới được tiếp tục sử dụng loại phân này để mang lại hiệu quả và năng xuất tốt hơn cho bà con nông dân”.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hoàng Văn Bình – Trưởng phòng Quản lý Phân bón và Thuốc Bảo vệ thực vật – Chi cục TT&BVTV tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh: “Hiện nay, bà con nông dân vẫn chưa có hiểu biết đầy đủ về phân bón hữu cơ, và tư duy sử dụng phân bón trong sản xuất còn chưa dựa trên nền tảng khoa học rõ ràng. Điều đó khiến hiệu suất sử dụng phân thấp, năng suất cây trồng chưa tối ưu, trong khi sức khỏe đất ngày càng suy giảm. Việc Công ty Tiến Nông chủ động nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào ứng dụng sản phẩm phân bón NPK hữu cơ vi sinh là một bước tiến rất đáng ghi nhận. Kết quả thực nghiệm cho thấy sản phẩm dễ sử dụng, tăng năng suất và chất lượng cây trồng rõ rệt, đồng thời góp phần phục hồi sức sống cho đất. Đây là một tín hiệu rất tích cực cho ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung.”
Ông Hoàng Văn Bình – Trưởng phòng Quản lý Phân bón và Thuốc Bảo vệ thực vật – Chi cục TT&BVTV tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại Hội nghị
Ông Nguyễn Hồng Phong – Tổng Giám đốc Công ty – người thắp sáng ý tưởng, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khẳng định: “Tất cả các thành viên của Tiến Nông và bà con nông dân sử dụng sản phẩm Tiến Nông tạo nên một cộng đồng vững mạnh – gọi là Cộng đồng Tiến Nông. Một cộng đồng gắn kết, cùng nhau phát triển, cùng nhau vươn lên. Trong giai đoạn tới, Tiến Nông không chỉ đồng hành về dinh dưỡng cây trồng, mà còn triển khai các giải pháp tiêu thụ nông sản nhằm nâng cao giá trị nông sản của bà con. Với mục tiêu: nơi nào sử dụng phân bón Tiến Nông – nơi đó nông sản phải bán được giá cao hơn, giá trị cao hơn.”
Ông Nguyễn Hồng Phog – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông phát biểu tại Hội nghị
Qua 30 năm gắn bó cùng nông dân Việt, Tiến Nông lựa chọn con đường dài của khoa học, của trách nhiệm với đất đai và tâm huyết với từng mùa vụ. Sản phẩm phân bón NPK hữu cơ vi sinh chính là bước khởi đầu trong chiến lược chuyển đổi nông nghiệp từ “hóa học” sang “sinh thái” – từ tăng trưởng bằng số lượng sang phát triển bền vững.
Hội nghị đầu bờ lần này không chỉ là nơi tổng kết một mô hình, mà là dịp để kết nối tri thức – từ phòng thí nghiệm đến thực tiễn; là nhịp cầu giữa nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền và bà con nông dân – cùng chung tay hiện thực hóa một nền nông nghiệp xanh, văn minh, hiện đại. Đây cũng là sự kiện ghi lại dấu mốc cho một hành trình mới: gieo mầm từ đất – gặt hái bằng khoa học – vững bền cùng niềm tin.
Ông Nguyễn Hồng Phong – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông chia sẻ và chụp ảnh lưu niệm cùng bà con tại chương trình