Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam

Vũ Ngọc Bắc 5/21/2015 3:45:24 PM

Sáng ngày18/5 tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị “Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam. Tham gia Hội nghị có đông đảo doanh nghiệp, lãnh đạo ngành nông nghiệp cũng như các cơ quan truyền thông. Bộ trưởng Bộ NN & PT NT – Ông Cao Đức Phát chủ trì Hội nghị.

Các đại biểu tham gia tập trung thảo luận những khó khăn và thách thức lớn của ngành mía đường hiện nay, chủ yếu là giá thành mía nguyên liệu cao, thiếu cơ giới hóa đồng bộ, công nghệ sản xuất giữa các nhà máy đường chưa đồng đều làm giảm sức cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam so với các nước, đặc biệt là Thái Lan.

Trong đó yếu tố giá thành mía nguyên liệu cao được đặc biệt coi trọng, do vậy việc nâng cao năng suất mía, trữ đường, giảm công lao động qua đó giảm giá mía nguyên liệu là vấn đề cấp thiết được đặt ra đối với ngành mía đường Việt Nam hiện nay.

Ông Phạm Đồng Quảng, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, tại Thái Lan giá mía đưa vào chế biến ở mức 30 đến 35 đô la/tấn, giá nguyên liệu mía trong giá thành sản xuất đường vào khoảng 6 nghìn đến 7 nghìn đồng/kg. Còn tại Việt Nam giá mía đưa vào chế biến từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng/tấn, giá nguyên liệu mía trong giá thành sản xuất đường từ 8 nghìn đến 10 nghìn đồng/kg. Như vậy, chỉ tính riêng về chi phí cho mía nguyên liệu, Việt Nam đã cao hơn Thái Lan khoảng 2 nghìn đến 3 nghìn đồng/kg đường trong chế biến và  chỉ có một phần ba số doanh nghiệp lớn được trang bị các máy móc tiên tiến, còn lại đa phần các doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu.

Đồng thời, công suất bình quân của các nhà  máy đường Việt Nam còn nhỏ hơn nhiều so với các nước sản xuất đường lớn nên hiệu quả sản xuất thấp hơn.

Ông Nguyễn Quang Hợp,  với tư cách  là một nông dân trồng mía có diện tích lớn  cũng đã  nêu ra những vấn đề mà ngành đường việt nam đang gặp phải như chưa có giống mía tốt, trình độ cơ giới hóa chưa cao mới làm được ít, chăm sóc chưa được, thu hoạch càng chưa được. Chi phí thuê mướn quá cao, không cơ giới hóa là không làm được , muốn cơ giới hóa phải có cánh đồng lớn, diện tích manh mún đề nghị Bộ NN&PTNT, cánh đồng phải lớn, đường đi máy chạy càng dài hiệu suất càng cao, phải dồn điền đổi thửa, nên có chính sách cụ thể. Ví dụ đất tốt đổi sang đất xấu, quay lại người đất  tốt dồn đổi phải có chính sách phù hợp. Nếu không cơ giới hóa thì không thể tăng năng suất, nào cạnh tranh nổi.

Vấn đề nữa là quan hệ giữa nông dân và nhà máy, hiện chính sách này đang làm cho cây mía chết dần chết mòn, người dân quay lưng. Chính sách Nhà máy đưa ra lo cho nhà máy trước chứ chưa lo cho nông dân. Muốn làm được nhà máy đường phải quan tâm đến người nông dân, lợi nhuận thu được làm sao giảm bớt lợi nhuận thu về để chia cho người nông dân. nếu không giải quyết được thì người nông dân sẽ quay lưng với cây Mía.

Cũng tại hội nghị,  ông Phạm Hồng Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh, cho rằng nếu Nhà nước không có những quy hoạch và tính toán cụ thể, đến năm 2018, ngành đường Việt Nam sẽ đánh mất thị trường trong nước vào tay các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là đối thủ Thái Lan.

Ông Dương cho hay, có hai kênh phân phối cho người tiêu dùng là siêu thị và kênh bán lẻ khác. Kênh phân phối siêu thị thì rất tốn kém, vì các siêu thị thường hưởng mức lợi nhuận từ 10-20% trong khi doanh nghiệp làm ăn năm nào tốt mới lãi được 10%.

Với kênh phân phối thông qua các nhà tạp hóa, một số nhà phối lớn nhất trên thị trường hiện nay như Hương Thủy, Phú Thái… đã được các doanh nghiệp nước ngoài mua lại gần hết, các doanh nghiệp nước ngoài này đã dọn đường để sản phẩm của họ tiến sâu hơn vào thị trường Việt Nam.

“Như vậy, các nhà máy đường có đẩy mạnh sản xuất cũng chỉ là làm thuê, gia công cho doanh nghiệp nước ngoài. Trong tương lai, khi đường Thái Lan ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam, doanh nghiệp không cạnh tranh nổi,”

Tham dự hội nghị với tư cách là đơn vị hợp tác, đại diện Công ty Tiến Nông - TGĐ Công ty – Ông Nguyễn Hồng Phong đã có bài tham luận về giải pháp tăng năng suất, trữ đường cho mía  trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc bằng cách sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chuyên dùng cho mía, chất cải tạo đất cũng như phương pháp cơ giới hóa đồng bộ.

“Dinh dưỡng cho cây Mía chúng ta đang quan tâm tỉ lệ 2:1:2  thế nhưng khi nghiên cứu kỹ thì tỉ lệ đó là chưa hợp lý, chúng tôi đưa ra tỉ lệ  2.5 : 1 : 2.8 chính vì vậy, để đặt mục tiêu nâng năng suất và trữ đường vấn đề dinh dưỡng cho cây mía, cải tạo đất trồng mía cần được đặc biệt quan tâm. Hiện nay, Tiến Nông đã và đang triển khai các mô hình sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chuyên dùng cho mía, chất điều hòa pH đất Tiến Nông  tại nhiều vùng nguyên liệu trên cả nước và hiện đang được đánh giá rất cao”

Kết thúc tham luận Ông Nguyễn Hồng Phong đưa ra 4 đề xuất:

Thứ 1  : Cần phải phân tích đánh giá tình hình thổ nhưỡng tại các vùng miền để tìm ra công thức bón phân cho cây Mía phù hợp.

Thứ 2 : Điều chỉnh pH đất để phù hợp với cây mía,  nguyên nhân chai đất chính là pH đất thấp.

Thứ 3: Đặt mục tiêu  rất rõ ràng  là  Việt Nam chúng ta có thể làm được 12 tấn  - 15 tấn đường /ha. Và Ông cũng khẳng định dưới góc độ là một công ty chuyên về dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông sẽ làm được đó  và rõ dàng nếu đạt được 12 tấn đường/ha thì hiệu quả đã tăng lên rất nhiều  so với bình quân 6 tấn đường /ha ( theo báo cáo niên vụ 2013/2014)

Thứ 4: Tăng cường đưa cơ giới hóa ở tất cả các khâu. Làm đất, trồng, chăm sóc và thu hoạch.

Ông Nguyễn Hồng Phong phát biểu tại Hội nghị

Kết thúc Hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: Ngành mía đường còn nhiều tồn tại, tồn tại này càng bức thiết hơn trong nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu Cục Trồng trọt, tổ chức chương trình về giống. Tổng cục Thủy lợi rà soát đưa ra báo cáo hướng dẫn cho nông dân quy trình tưới. Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối đưa ra hướng dẫn trang thiết bị quy trình cơ giới hóa đồng bộ, đồng thời chậm nhất trước 30/6 tổ chức sơ kết Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích ứng dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp xem làm đến đâu, vướng mắc gì bàn và tìm cách gỡ tiếp.

Bình luận

Viết bình luận:

Cùng chuyên mục

Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông

GPKD số: 2800142141
Địa chỉ: 274B Bà Triệu, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa
Điện thoại: 02373.729.729
Email: info@tiennong.vn
Website: www.tiennong.vn
Nhận thông tin từ chúng tôi
TOP