Giải pháp phát triển mía nguyên liệu trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Vũ Ngọc Bắc 8/7/2017 11:21:02 AM

Ngày 04/8 Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị “Giải pháp phát triển mía nguyên liệu trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” tại Công ty CP Mía đường Lam Sơn. Dưới sự chủ trì của đồng chí Mai Nhữ Thắng, Bí thư đảng ủy – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa.

Tham dự Hội nghị có:  Đại diện VP UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Tài chính, Sở KH & CN, Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh; Báo Thanh Hóa, Đài PTTH tỉnh, Báo NN Việt Nam; Lãnh đạo các phòng, ban, Trung tâm trực thuộc Sở Nông nghiệp… Về phía địa phương tham dự có:  Phó chủ tịch phụ trách Nông nghiệp ở các huyện trồng mía đường; chủ nhiệm HTX( có diện tích trồng mía từ 200 ha trở lên); các hộ trồng mía lớn (từ 10ha trở lên) trong địa bàn tỉnh. Về phía Doanh nghiệp tham dự có : Đại diện lãnh đạo 3 nhà máy đường Lam Sơn, Việt Đài, Nông Cống và Công ty CP CNN Tiến Nông có sự tham dự của ông Đỗ Minh Thủy, Phó Tổng giám đốc; Ông Đỗ Văn Tôn – Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Hiện Đại Tiến Nông.

Hội nghị này được diễn ra trong bối cánh ngành đường Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng đang đứng trước rất nhiều nguy cơ như: Giá đường đang trong chu kỳ giảm giá, điều kiện khí hậu cực đoan, các hiệp định thương mại tự do song phương , đa phương với các nước trên thế giới đã được kí kết và áp dụng.

Đặc biệt năm 2018 tới đây, hiệp định đối tác thương mại tự do Đông Nam Á  (AFTA) sẽ tác động lớn đến ngành đường khi mà đường Thái Lan, Indonexia, Philippin rất phát triển, ngay sát chúng ta sẽ cạnh tranh trực tiếp với nghành đường Việt Nam.

Tỉnh Thanh Hóa lâu nay vẫn luôn đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng mía trong cả nước. Với diện tích mía hàng năm khoảng 30.000 ha, sản lượng mía đạt trên 1,5 triệu tấn mía.

Tuy nhiên những năm trở lại đây diện tích, năng suất, chất lượng mía đều có xu hướng giảm. Người trồng mía không còn mặn mà với cây mía do lợi nhuận thấp, bấp bênh. Theo báo cáo của Hiệp hội mía đường Việt Nam năm 2016 thì năng suất trung bình của tỉnh Thanh Hóa chỉ đạt 58,2 tấn/ha. Rất thấp so với bình quân trung cả nước là: 64,4 tấn/ha; Thái Lan là 70 tấn/ha.

AHLĐ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường Lam Sơn Lê Văn Tam phát biểu tại Hội nghị.

Đứng trước thách thức đó, các đại biểu tham dự hội nghị đã thảo luận đưa ra các giải pháp để phát triển mía đường trên địa bàn, trọng tâm là tập trung đẩy mạnh diện tích thâm canh mía, diện tích sử dụng giống mới, chuyển đổi đất trồng mía theo hướng tích tụ đất đai, hình thành cánh đồng mía lớn, đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mía, ứng dụng toàn diện biện pháp trồng và chăm sóc như IPM, INM, ICM…ổn định diện tích mía đã quy hoạch theo quyết định 4833/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 phệ duyệt quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Theo đó : diện tích mía đến năm 2025 chỉ còn 25.867 ha, sản lượng mía nguyên liệu trên 2,5 triệu tấn, trong đó vùng mía thâm canh đạt năng suất từ 110-120 tấn/ha. Đạt 20.000ha vào năm 2020 và ổn định đến năm 2025.

Phát biểu trên hội nghị Ông Đỗ Minh Thủy – Phó TGĐ Công ty CP CNN Tiến Nông trăn trở “ Ngành đường Việt Nam hiện nay đang đứng trước ngưỡng cửa của hội nhập nên gặp vô vàn khó khăn, tỉnh Thanh Hóa là tỉnh có diện tích mía đường lớn, hàng năm đang tạo công ăn việc làm cho hàng vạn nông dân, chính vì điều đó nếu chúng ta không tự thay đổi chúng ta sẽ thất bại, sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều nông dân vùng Trung du và vùng núi  khó khăn của tỉnh Thanh Hóa.”

Ông Thủy cũng dẫn chứng Thanh hóa tuy có diện tích, sản lượng mía lớn nhưng chất lượng mía đang rất thấp, chữ đường chỉ dạo động từ 9.0-10 CCS. Trong khi đó các nhà máy đường lân cận tỉnh ta có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tương đồng như Nasu ( 10.8),  Hòa Bình (10.0), Sông Lam (10.1), Sông con (9,8)… Chính từ những lý do đó Ông Thủy cũng đưa ra mục tiêu và được nhiều đại biểu đồng thuận đó là : Chúng ta sẽ không nên đặt tiêu chí năng suất mía/ha lên hàng đầu, cái chúng ta quan tâm là 1 ha sẽ thu được bao nhiều tấn đường. Hiện nay Việt nam là 1 trong số những nước có năng suất đường/ha thấp nhất trong số các nước có diện tích sản xuất mía đường lớn trên thế giới.

Dưới góc độ của đơn vị với kinh nghiệm hơn 22 năm hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng tại Việt Nam cũng như là đơn vị tiên phong phục vụ chuyên nghiệp cho Ngành mía đường với 22/41 Nhà máy đang sử dụng giải pháp dinh dưỡng của Tiến Nông. Chúng tôi xác định bên cạnh việc cải tạo nguồn giống, kiểm soát cỏ dại, quản lý dịch hại tổng hợp…thì khâu làm đất, bón phân (kỹ thuật canh tác) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng mía. Chính vì những lý do trên Tiến Nông  đưa ra giải pháp như sau:

Bước 1 : Tập trung vào việc cải tạo đất, tăng độ phì của đất, đưa pH đất về ngưỡng phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mía, tạo môi trường thuận lợi cho cây mía hấp thu dinh dưỡng đạt hiệu suất cao nhất.

Bước 2: Cung cấp dinh dưỡng theo hướng cân bằng các yếu tố, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn, giúp cây mía sinh trưởng, phát triển tốt, nâng cao năng suất, chữ đường và xác định mục tiêu đạt 10-12 tấn đường/ha.

Thành công của giải pháp chính là kết quả tốt tại các mô hình được thực hiện ở tất cả các vùng miền trong cả nước như miền bắc tại Sơn La, Cao Bằng …, Miền Trung tại Thanh Hóa, Nghệ An …Nam Trung bộ & Tây Nguyên có Khánh Hòa, Quãng Ngãi, Kon Tum,..Miền Nam có Cần Thơ, Bến Tre…..

Ông Thủy cũng khẳng định Tiến Nông sẽ cam kết đồng hành cùng Ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương , các Nhà máy đường trong việc hỗ trợ chuyển giao các TBKH kỹ thuật cho người trồng mía góp phần đưa  Ngành Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa ngày một phát triển, trở thành ngọn cờ đầu của cả nước.

Ông Đỗ Minh Thủy – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP CNN Tiến Nông phát biểu tại HN

Trước đó, các đại biểu tham gia Hội nghị đã được đi thăm mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong việc trồng và chăm sóc mía của công ty CP Mía đường Lam Sơn. Mô hình 33 ha này nằm ở xã Xuân Bái, sử dụng giống LS1, VĐ55. Được làm đất và trồng bằng máy của KUBOTA do Công ty CP Nông nghiệp Hiện đại Tiến Nông phân phối. Đánh giá kết quả bước đầu, việc trồng và chăm sóc bằng máy đã giảm chi phí so với trồng và chăm sóc thủ công như lâu nay. Năng suất mô hình được nhận định sẽ đạt từ 140-150 tấn/ha, tăng gấp đôi so với trồng và chăm sóc theo phương pháp thông thường.

Mô hình 33ha tại xã Xuân bái trồng và chăm sóc mía máy KUBOTA

Trồng hàng đôi (1,8m x 0,4m)

Bình luận

Viết bình luận:

Cùng chuyên mục

Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông

GPKD số: 2800142141
Địa chỉ: 274B Bà Triệu, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa
Điện thoại: 02373.729.729
Email: info@tiennong.vn
Website: www.tiennong.vn
Nhận thông tin từ chúng tôi
TOP