Từ ngày 10/4/2016 - 6/6/2016 Công ty CP CNN Tiến Nông phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền nam, Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Gia Lai và Hội nông dân tỉnh Gia Lai tổ chức các lớp tập huấn chăm sóc cây trồng “Giải pháp khôi phục sản xuất Cà phê, Hồ tiêu và cây trồng khác sau hạn hán kéo dài tại hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum”.
Về dự các lớp tập huấn có hơn 1000 Nông dân tiêu biểu, cán bộ của các chi hội nông dân trên khắp các xã, huyện của hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.
Toàn cảnh hội thảo tại huyên Kông Chro tỉnh Gia Lai
Do tác động của biến đổi khí hậu, tình hình hạn hán khô hạn, nắng nóng thiếu nước đã ảnh hưởng lớn đến cây trồng chủ lực tại hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Tỉnh Kon Tum với 2.015 ha bị ảnh hưởng do hạn hán, mất trắng 87 ha. Tỉnh Gia Lai diện tích bị ảnh hưởng do hạn hán là 6.698 ha, mất trắng 618 ha (trong đó cà phê 399 ha, hồ tiêu 219 ha). Với tình hình hạn hán như vậy, tại các lớp tập huấn Tiến Nông cùng các nhà khoa học đã trình bày các biện pháp khôi phục đối với từng loại cây trồng sau hạn hán kéo dài cũng như nhu cầu dinh dưỡng cần thiết đối với từng cây Cà phê, Hồ tiêu và một số cây trồng khác.
Đối với cây cà phê cần ghép cải tạo, cưa đốn phục hồi, đốn tỉa và tạo tán, phun phân bón lá, bón phân đầu mùa mưa cân bằng dinh dưỡng để phục hồi vườn cà phê. Còn đối với cây hồ tiêu tăng cường biện pháp tủ gốc giữ ẩm, che lưới cản sáng giảm thoát hơi nước, cắt cành tạo tán kịp thời, cắt bỏ cành sát mặt đất để giúp cây tiêu tập trung dinh dưỡng chuẩn bị ra hoa đậu quả tốt. Lượng phân bón cho đầu mùa mưa nên chia làm hai lần, tỷ lệ N:P:K phải cân đối giúp cây hồ tiêu tạo bộ rễ mới, tăng chống chịu và ra hoa tập trung, đậu quả tốt khi mùa mưa đến.
Tại đây, Tiến sĩ Nguyễn Quang Chơn - Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam cho biết: “Trong thời gian hạn hán kéo dài và thời gian dài thâm canh cà phê, hồ tiêu thì môi trường đất có hiện tượng chua hóa, pH đất chỉ từ 4.0 - 4.8 nên cây trồng không hấp thụ được dinh dưỡng, hiệu suất sử dụng phân bón thấp dẫn đến năng suất không cao. Và Tiến Nông đã đưa ra giải pháp tập trung cải tạo đất, điều hòa pH đất trước khi sử dụng phân bón, nhằm tăng hiệu suất sử dụng dinh dưỡng của cây trồng và khả năng hồi phục nhanh sau nắng hạn kéo dài”
Tiến sĩ Nguyễn Quang Chơn – Viên KHKT NN Miền Nam
Cũng tại đây, ông Phạm Ngọc Huyền đều có những đánh giá cao về chất lượng phân bón của công ty đối với cây cà phê, hồ tiêu và một số cây trồng khác trên địa bàn các tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Và đề nghị công ty Tiến Nông tiếp tục duy trì chất lượng sản phẩm và phối hợp với Trung tâm Khuyến Nông tỉnh cũng như Hội nông dân tỉnh để đưa những giải pháp dinh dưỡng của Tiến Nông đến gần với nông dân hơn trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum sau hạn hán.
Ông Phạm Ngọc Huyền PGĐ – TT Khuyến Nông tỉnh Gia Lai
Các lớp tập huấn đã có rất nhiều ý kiến chia sẻ đóng góp của bà con nông dân đánh giá cao giải pháp của Tiến Nông cũng như chất lượng của sản phẩm, và hi vọng Tiến Nông sẽ đến gần với bà con nông dân hơn nữa, giúp bà con hiểu rõ hơn về kĩ thuật, giải pháp chăm sóc từng loại cây trồng.
Cũng tại hội thảo, về phía Công ty ông Cao Văn Quang giám đốc vùng 1 Tây Nguyên khẳng định một lần nữa chất lượng cũng như thương hiệu của Công ty Tiến Nông và cam kết rằng sẽ phối hợp với Hội nông dân tỉnh cũng như Trung tâm Khuyến nông tỉnh, đưa Tiến Nông đến gần với bà con nông dân hơn, sẽ đồng hành cùng bà con nông dân chống hạn khôi phục cây trồng sau nắng hạn và chống lãng phí phân bón, tăng hiệu suất sử dụng, đem đến chất lượng hàng đầu về dinh dưỡng cây trồng.
Ông Cao Văn Quang GĐ vùng 1 Tây Nguyên phát biểu tại hội thảo