Tìm kiếm
Giải pháp nào phát triển bền vững ngành hồ tiêu? - "Cần có sự am hiểu về đất và nguồn dinh dưỡng"
Thâm canh cà phê bền vững
Với độ cao từ 500 - 600m, biên độ nhiệt ngày đêm lớn, chất đất phù hợp nên Tây Nguyên là vùng trọng điểm phát triển cà phê vối của cả nước.
Ngày 17/11, tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Đăk Lăk tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề "Một số giải pháp thâm canh cà phê hợp lý để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững". Lợi thế lớn Với độ cao từ 500 - 600m, biên độ nhiệt ngày đêm lớn, chất đất phù hợp nên Tây Nguyên là vùng trọng điểm phát triển cà phê vối của cả nước. Cà phê ở đây có hương thơm, vị ngon, được các nhà rang xay thế giới phối trộn với các loại cà phê khác để cho ra sản phẩm cà phê hòa tan. Bên cạnh đó, do diện tích mới trồng đều bằng giống mới, canh tác theo quy trình nông nghiệp tốt, truy nguyên nguồn gốc được mở rộng nên chất lượng cà phê xuất khẩu được nâng cao. Công nghiệp chế biến cà phê cũng từng bước được hình thành và phát triển lớn mạnh, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đến nay, công nghiệp chế biến cà phê nhân có công suất 1,5 triệu tấn, chế biến cà phê bột 51,7 ngàn tấn, chế biến cà phê hòa tan 12,1 ngàn tấn. Kho bảo quản 2,36 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu chế biến, bảo quản và xuất khẩu. Từ đây, nhiều thương hiệu cà phê của nước ta đã nổi tiếng với người tiêu dùng thế giới như Cà phê Buôn Ma Thuột, Cà phê Trung Nguyên, Vinacafe... Chính những thương hiệu này đã đưa khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê không ngừng tăng. Hàng năm, có 95 - 97% tổng sản lượng cà phê trong nước được xuất khẩu đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14% thị phần và xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhân. Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 1,73 triệu tấn, kim ngạch 3,62 tỷ USD (so với năm 2013 tăng 33,4% về khối lượng và 32,2% về giá trị, chiếm 24,97% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản). Nỗi lo không nhỏ Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng ngành cà phê Việt Nam đang phải đối diện với nhiều khó khăn. Đó là sự phá vỡ quy hoạch, bùng nổ diện tích, dẫn theo nhiều hệ lụy khác. Theo quy hoạch thì đến năm 2020, diện tích cà phê cả nước dừng lại ở con số 600 ngàn ha (trong đó Tây Nguyên 530 ngàn ha). Tuy nhiên đến năm 2014, cả nước đã có 641,7 ngàn ha, vượt gần 7% theo quy hoạch. Trong số trên thì diện tích cà phê già cỗi, cần trồng thay thế, tái canh là 140 - 160 ngàn ha. Phần lớn diện tích này nằm trong vùng quy hoạch và trồng sớm, thuộc vùng SX tập tung có điều kiện khí hậu, đất, cơ sở hạ tầng phù hợp. Tuy nhiên do cà phê trồng từ lâu nên đã già cỗi, dẫn đến năng suất, chất lượng thấp, tiểm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân và vị thế của ngành cà phê. Tại diễn đàn, các nhà khoa học và nhiều nông dân đã chỉ ra một yếu tố quan trọng khác dẫn đến việc vườn cây nhanh thoái hóa, đó là hầu hết diện tích cà phê đều tập trung ở nông hộ (84,8 - 89,7%). Hầu hết các chủ vườn vì nhiều lý do khác nhau nên quá trình canh tác chưa hợp lý. Cụ thể như bón phân không cân đối, lạm dụng thuốc BVTV, tưới nước quá mức làm suy giảm độ phì của đất. Rất nhiều vườn cà phê chưa coi trọng việc trồng cây che bóng và chắn gió (chỉ có 18,3% diện tích cà phê được trồng cây che bóng)
Dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông - Bước tiến mới trong việc trồng và chăm sóc cây cà phê tại Tây Nguyên
Cà phê Robusta (cà phê Vối) là loại cà phê phổ biến nhất ở Việt Nam chiếm hơn 90% sản lượng hằng năm. Trung bình hạt cà phê chứa hàm lượng caffein 2 – 4%, và cho trái nhiều trong khoảng 30 năm.
Hội nghị Khách hàng tiêu biểu vùng 1 Tây Nguyên
Ngày 20/04/2015 vừa qua, Công ty Cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông phối hợp cùng Báo Nông Nghiệp Việt Nam, Đài truyền hình tỉnh Gia Lai tổ chức “Hội nghị Khách hàng tiêu biểu vùng 1 Tây Nguyên” tại thành phố Pleiku, Gia Lai
Hội thảo “Dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông cho cây khỏe mạnh, vụ mùa bội thu”. tại Đắk Rmoan - Đắk Nông
Vừa qua, ngày 05 tháng 4 năm 2015, tại hội trường thôn Tân Lợi, xã Đắk Rmoan, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông đã tổ chức buổi hội thảo với chủ đề: “Dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông cho cây khỏe mạnh, vụ mùa bội thu”.
Giải pháp nâng cao giá trị cà phê Việt
Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê vối (robusta) và đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân (chỉ sau Brazil). Tuy nhiên phần lớn cà phê của chúng ta đều xuất bán xô với giá không cao. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên là sản xuất cà phê của Việt Nam chủ yếu ở các hộ riêng rẽ, chưa được quản lý chất lượng. Để cải thiện tình trạng trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Vietgap) cho cà phê, đây là các nguyên tắc, nội dung, phương thức quản lý và thực hành các hoạt động trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và kinh doanh cà phê tại Việt Nam.
Hội thảo phân bón công nghệ cao trong sản xuất Nông nghiệp bền vững tại Khu vực Tây Nguyên
Sáng ngày 08/12/2012, Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông đã tổ chức thành công “Hội thảo phân bón Công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp bền vững tại khu vực Tây Nguyên” và lễ công bố Văn phòng đại diện của Công ty tại khu vực Tây Nguyên
Hội thảo giới thiệu phân bón Công nghệ cao của Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông tại huyện Chư Sê
Ngày 03 tháng 04 năm 2013, tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông đã phối hợp với Hội nông dân huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo “Giới thiệu phân bón Công nghệ cao của Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông”.
Hội thảo sử dụng dinh dưỡng Tiến Nông cho cây cà phê
Ngày 04/11/2013, Công ty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông và Hội Nông dân tỉnh Gia Lai tổ chức “Hội thảo sử dụng dinh dưỡng Tiến Nông cho cây cà phê năng suất đạt 5 – 7 tấn nhân/ ha”