Hội nghị "Sơ kết sản xuất vụ Hè Thu và vụ Mùa 2014, triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2014-2015 các tỉnh phía Bắc; thảo luận Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam"

tintucnongnghiep 11/3/2014 9:21:05 AM

Trong đề án tái cấu trúc ngành lúa gạo Việt Nam, cần phải xác định rõ nhiệm vụ sản xuất của từng vùng, nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, lựa chọn các bộ giống để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, xây dựng hệ thống nhà máy chế biến quy mô, đẩy mạnh mô hình liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp.

http://3.bp.blogspot.com/-5x9GNAuX9Ro/VFT0TpuWUHI/AAAAAAABYww/7sBWgmP6wzo/s1600/thu%2Bhoach%2Blua%2B5.jpg

Ảnh minh họa (tiennong.vn)

Đó những ý kiến của nhiều đại biểu tham dự Hội nghị "Sơ kết sản xuất vụ Hè Thu và vụ Mùa 2014, triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2014-2015 các tỉnh phía Bắc; thảo luận Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và UBND tỉnh Nam Định phối hợp tổ chức tại thành phố Nam Định ngày 31-10.

Theo dự thảo Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2010 của Bộ NN&PTNT, mục tiêu của đề án là nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam.

Cùng với việc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, mục tiêu của đề án cũng phấn đấu đạt giá xuất khẩu bình quân 600 USD/tấn nhóm gạo trắng hạt dài và 800 USD nhóm gạo thơm, đặc sản; đạt giá trị sản lượng trên 1 ha đất trồng lúa bình quân 100-120 triệu đồng; sử dụng giống lúa có năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với thị trường, có giá bán cao.

Đồng thời áp dụng quy trình canh tác tiên tiến, giảm thiểu chi phí, giảm ô nhiễm môi trường; áp dụng cơ giới hóa, giảm thất thoát sau thu hoạch, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; đổi mới chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi  cho hoạt động xuất khẩu nông sản, trong đó có lúa gạo.

Tại hội nghị, đại biểu các tỉnh phía Bắc nhất trí cao với đề án, cho rằng mục tiêu then chốt của đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo là nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho người nông dân, nâng cao khả năng cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam. Tuy nhiên, một số ý kiến cũng chỉ ra rằng trong đề án cần phải phân định rõ nhiệm vụ sản xuất của từng vùng. Theo ông Nguyễn Phùng Hoan, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định, vùng Đồng bằng sông Hồng phải được phân định nhiệm vụ sản xuất để phục vụ thị trường trong nước hay xuất khẩu.

Đồng quan điểm với ông Hoan, ông Mai Bá Luyến, Phó Giám đốc Sở NN PTNT Thanh Hóa, nêu rõ: Vấn đề cốt lõi của ngành sản xuất lúa gạo ở miền Bắc là phải xác định được thị trường tiêu thụ; cần phải lựa chọn bộ giống nào phục vụ xuất khẩu, giống nào tiêu thụ nội địa. Ngoài ra, theo ông Luyến, hiện nay khu vực phía Bắc có hoạt động sản xuất lúa gạo chưa thực sự quy mô, chưa có nhà máy chế biến, hệ thống kho bảo quản có quy mô.

Còn ông Phạm Văn Lái, Giám đốc Sở NN PTNT thôn tỉnh Yên Bái cho rằng, để nâng cao hiệu quả cũng như chuỗi giá trị của nông sản nói chung và lúa gạo nói riêng thì rất cần sự vào cuộc của doanh nghiệp, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người nông dân.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, diện tích gieo cấy của toàn miền Bắc vụ Hè Thu, vụ Mùa 2014 là hơn1,1 triệu ha, đạt năng suất bình quân 51,9 tạ/ha, tổng sản lượng hơn 5,8 triệu tấn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá, vụ Hè Thu, vụ Mùa năm nay của miền Bắc là thắng lợi nhất trong vài năm trở lại đây nhờ thời tiết thuận lợi hơn cũng như sự chỉ đạo quyết liệt trong tổ chức sản xuất. Để lĩnh vực sản xuất lúa gạo đạt hiệu quả cao hơn nữa, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị các địa phương tập trung vào các giống lúa chất lượng, chỉ sử dụng 3- 4 giống chủ lực; giảm chi phí đầu vào; tổ chức lại sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn./.

Bình luận

Viết bình luận:

Cùng chuyên mục

Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông

GPKD số: 2800142141
Địa chỉ: 274B Bà Triệu, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa
Điện thoại: 02373.729.729
Email: info@tiennong.vn
Website: www.tiennong.vn
Nhận thông tin từ chúng tôi
TOP