Công ty TNHH Mía đường Nghệ An (NASU) với tổng vốn đầu tư 90 triệu USD, mỗi năm ép trên 1 triệu tấn mía, công suất trên 100.000 tấn đường các loại, là một trong những Công ty mía đường lớn nhất cả Nước.
Vùng nguyên liệu của NASU trải rộng trên 7 huyện và 1 thị xã của vùng Tât Bắc Nghệ An, bao gồm Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Quỳ Châu, Quế Phong, Yên Thành và thị xã Thái Hòa. Diện tích vùng nguyên liệu trồng mía theo quy hoạch là 22.500 ha, được áp dụng các kỹ thuật trồng mía hiện đại hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, để nâng cao năng suất, chất lượng, chữ đường cây Mía hơn nữa, Trung tâm Nghiên cứu cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm được mời từ Úc của NASU đã kết hợp cùng Công ty CP CNN Tiến Nông nghiên cứu, tìm tòi đưa ra các giải pháp mang tính bền vững, hiện đại để áp dụng tại vùng nguyên liệu của NASU nói riêng và toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
Theo nghiên cứu của hai đơn vị, để tạo môi trường đất phù hợp với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây mía mà đặc biệt để giúp cây mía tăng hiệu suất hấp thu phân bón thì phải cải tạo hệ keo đất, nâng cao độ phì nhiêu và pH đất đến mức phù hợp đồng thời bổ sung các trung, vi lượng quan trọng như Si, Ca, Mg, Se, Bo... Giải pháp được Tiến Nông đưa ra là sử dụng sản phẩm “Chất điều hòa pH đất” sau đó tiếp tục chăm bón bằng bộ sản phẩm dinh dưỡng chuyên dùng cho cây Mía (Mía 1 và Mía 2) của Tiến Nông. Để kiểm chứng từ thực tế đồng ruộng về hiệu quả của giải pháp Dinh dưỡng Tiến Nông chuyên dùng cho cây mía, Trung tâm nghiên cứu NASU đã phối hợp cùng Tiến Nông triển khai mô hình trình diễn tại 3 địa điểm đồng thời sử dụng các kỹ thuật trồng mía khác nhau là: Vườn thí nghiệm của NASU, Quyết Tiên và Châu Thành, Nghệ An.
Ngày 14/10/2015, sau khi các mô hình được thực hiện 8 tháng, Ông Đỗ Minh Thủy – PTGĐ Tiến Nông đã cùng đoàn cán bộ kỹ thuật Tiến Nông đi thăm và đánh giá kết quả bước đầu của mô hình. Đi cùng đoàn về phía Công ty TNHH Mía đường Nghệ An có Ông Graham Cripps – Giám đốc trung tâm nghiên cứu NASU và các cán bộ phụ trách theo dõi Mô hình thí nghiệm.
Đánh giá mô hình Ông Graham Cripps khẳng định: “Ở thời điểm hiện tại những nghiệm thức sử dụng sản phẩm Tiến Nông đều có sự khác biệt tương đối rõ về biểu hiện hình thái như lá xanh, dày, thân mía to, khả năng vươn lóng mạnh hơn với các công thức đối chứng. Tuy nhiên để đánh giá sự hiệu quả của giải pháp Tiến Nông cần chờ Mía chín (chín công nghiệp) để đánh giá trọn vẹn các yếu tố như năng suất, chữ đường từ đó tính toán hiệu quả mô hình’’.
Trao đổi với chuyên gia Graham Cripps, Ông Đỗ Minh Thủy chia sẻ: “Tiến Nông đã hợp tác với rất nhiều nhà máy đường trên tổng số 41 nhà máy trong cả nước, những giải pháp Tiến Nông đề xuất đều được đánh giá và ủng hộ cao. Vì vậy, chúng tôi hi vọng và tin tưởng nếu tiếp tục phát triển theo hướng chuyên dùng theo cây, theo thổ nhưỡng từng vùng, áp dụng các tiến bộ KH & KT thì trình độ canh tác nông nghiệp Việt Nam sẽ không thua kém bất cứ nước nào trên thế giới. Kết quả ngày hôm nay là tiền đề cho sự hợp tác thành công của Tiến Nông và NASU trong tương lai”.
Ông Đỗ Minh Thủy (Ngoài cùng bên phải) và Ông Graham Cripps (đứng giữa) chụp hình tại mô hình sử dụng dinh dưỡng Tiến Nông.
Mô hình sử dụng dinh dưỡng Tiến Nông (bên phải) so với ruộng đối chứng (bên trái)