Ngày 19-7, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức “Hội nghị tổng kết vụ sản xuất mía đường 2015-2016” dưới sự chủ trì của thứ trưởng Trần Thanh Nam, Ông Lê Văn Bảnh – Cục trưởng cục CB NL TS & NM, Ông Phạm Quốc Doanh – Chủ tịch Hiệp hội mía đường VN.
Thành phần tham dự gồm đại diện lãnh đạo phụ trách nông nghiệp của các tỉnh có nhà máy đường, lãnh đạo chủ chốt của 41 nhà máy trong cả nước. Về phía doanh nghiệp phục vụ ngành mía đường như thường lệ hàng năm, Tiến Nông vẫn là đại diện duy nhất ngoài ngành tham dự và có báo cáo trong chương trình hội nghị.
Sau khi ông Lê Văn Bảnh – Cục trưởng cục chế biến NLTHS và nghề muối phát biểu khai mạc hội nghị, Ông Võ Thành Đô – Phó cục trưởng đã báo cáo kết quả sản xuất mía đường vụ 2015-2016 và kế hoạch sản xuất vụ 2016 -2017.
Theo báo cáo, diện tích mía cả nước vụ ép 2015-2016 đạt hơn 284.367 ha, năng suất bình quân cả nước đạt 64,4 tấn/ha, sản lượng mía cả nước đạt 18,3 triệu tấn. Sơ với vụ ép trước, diện tích mía giảm 6,7%, sản lượng mía ép giảm 8%.
Hiện cả nước có 41 nhà máy đường hoạt động với tổng công suất thiết kế là 150,5 TMN. Sản lượng đường sản xuất được là 1.237.300 tấn, trong đó đường tinh luyện là 700.000 tấn. So với vụ trước, công suất thiết kế của các nhà máy đường tăng nhẹ, sản lượng đường giảm 180.500 tấn (12,73%) và đây là năm thứ hai liên tiếp giảm sản lượng đường. So với kế hoạch của các nhà máy đặt ra từ đầu vụ, sản lượng mía ép thấp hơn 17%(kế hoạch 15.761.000 tấn), sản lượng đường thấp hơn 20%(kế hoạch 1.560.000 tấn).
Về giá mua nguyên liệu vụ 2015-2016, giá mua mía (loại 10 CCS) tại ruộng khoảng từ 850.000 – 1.050.000 đồng/ tấn, tăng so với vụ trước khoảng 100.000 đến 150.000 đồng/tấn. Giá mía này góp phần làm lợi nhuận của người trồng mía được cải thiện, bù đắp phần nào tổn thất do thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn.
Về chất lượng, chữ đường bình quân củ mía đưa vào nhà máy chế biến của cả nước ở mức trên 9,64 CCS, thấp hơn vụ trước gần 0,56 CCS. Đánh giá riêng từng vùng cho thấy, chữ đường Miền Bắc không giảm so với vụ trước, các tỉnh miền trung- Tây Nguyên , Miền nam giảm khá nhiều, nguyên nhân gây ra do hạn han ở miền trung nhưng cuối vụ lại có mưa nhiều, xâm thực mặn ở miền nam.
Tính đến ngày 15/06/2016 , lượng đường tồn tại kho các nhà máy là 416.009 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước là 26.569 tấn. Tổng lượng đường các nhà máy bán ra trong sáu tháng đầu năm là 821.291 tấn, giảm 204.479 tấn so năm cùng kỳ.
Sau báo cáo của bộ Nông nghiệp, các báo cáo của các doanh nghiệp trình bày các giải pháp điển hình trong 1 năm qua tại các công ty mía đường như : Chính sách hỗ trợ vùng nguyên liệu của Nasu , Cơ giới hóa trong khâu chăm sóc mía của tập đoàn TTC, Đánh giá hiệu qủa giải pháp dinh dưỡng Tiến Nông chuyên dùng cho cây mía niên vụ 2015-2016.
Trong báo cáo của Tiến Nông, Theo Ông Đỗ Minh Thủy PTGĐ phụ trách kinh doanh của Công ty thì giải pháp dinh dưỡng Tiến Nông chuyên dùng có cây mía đường hướng đến sự phát triển bền vững của vùng nguyên liệu và chia thành 2 bước rõ rệt.
Bước 1 : Tập trung vào việc cải tạo đất, tăng độ phì của đất, đưa pH đất về ngưỡng phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mía, tao môi trường thuận lợi cho cây mía hấp thu dinh dưỡng đạt hiệu suất cao nhất.
Bước 2: Cung cấp dinh dưỡng theo hướng cân bằng các yếu tố, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn, giúp cây mía sinh trưởng, phát triển tốt, nâng cao năng suất, chữ đường.
Thành công của giải pháp chính là kết quả tốt tại các mô hình được thực hiện ở tất cả các vùng miền trong cả nước như miền bắc tại Sơn La, Cao Bằng …, Miền trung tại Thanh Hóa, Nghệ An …Nam trung bộ & Tây Nguyên có Khánh Hòa, Quãng Ngãi, Kontum,..Miền Nam có Cần Thơ, Bến Tre…
Từ thành công trong việc sử dụng đại trà cũng như tại các mô hình sử dụng bộ dinh dưỡng Tiến Nông chuyên dùng cho mía tại các công ty mía đường trong cả nước niên vụ 2015-2016 . Là một doanh nghiệp khoa học công nghệ với trên 22 năm kinh nghiệm ông Thủy đề xuất bộ NN &PTNN , Hiệp hội mía đường với những nội dung sau:
Lãnh đạo công ty trao đổi với bà Trần Thị Thái chủ tịch HĐQT tập đoàn Kim Hà Việt
Một là: Phải xác định mục tiêu 10-12 tấn đường/ha mía bang sử dung dinh dưỡng cân bằng , bổ sung trung vi lượng , siêu vi lượng có khả năng tăng năng suất, tăng khả năng tích lũy đường.
Hai là: Có biện pháp điều chỉnh pH về ngưỡng thích hợp với cây mía(tốt nhất là từ 6-7), kết hợp với sử dụng phân hữu cơ, nâng cao độ phì cho đất, cải tạo hệ keo đất.
Ba là: Tăng cường công tác khuyến nông, vận động bà con nông dân bón phân cân đối, hợp lý, lựa chọn loại phân bón chuyên dùng cho cây mía để đạt hiệu quả cao nhất.
PTGĐ Đỗ Minh Thủy trao đổi với Ông Tư Hợp (chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Hưng Thịnh)
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cám ơn tất cả những giải pháp mà các doanh nghiệp đã đưa ra, những giải pháp đó phần nào giúp bà con trồng mía giảm đi những khó khăn, qua đó cũng giúp ngành đường nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời buổi hội nhập.
Cũng theo thứ trưởng, việc xác định vùng nguyên liệu mía có vai trò rất quan trọng, hạn chế được việc tranh giành nguyên liệu của các doanh nghiệp.
Việc xây dựng nguyên liệu được xác định với các tiêu chí cụ thể; trong đó các yếu tố hàng đầu là về thổ nhưỡng, thủy lợi phải đảm bảo, phù hợp để áp dụng cơ giới hóa, sau đó mới tính tới các yếu tố như năng suất, giá thành sản phẩm... Mặt khác, cái khó nhất hiện nay phải đảm bảo quy hoạch.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định sản xuất và kinh doanh mía đường, dự kiến Chính phủ sẽ ban hành trong thời gian tới.