Ngày 18/5/2018 Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Gia lai tổ chức buổi tọa đàm hội thảo Khoa học - Công nghệ và Sở hữu trí tuệ phục vụ nghiên cứu và sản xuất kinh doanh. Tiến Nông vinh dự được tham gia tham luận về những vấn đề Khoa học - Công nghệ trong sản xuất và kinh doanh.
Tham dự trong buổi tọa đàm – hội thảo có Ông Phan Ngân Sơn phó cục trưởng cục Sở hữu trí tuệ, Ông Kpă Thuyên Phó chủ tịch tỉnh Gia Lai, Ông Lưu Trung Nghĩa GĐ Sở Khoa học – Công nghệ Gia Lai. Cùng nhiều đợn vị, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh tại tỉnh Gia Lai.
Hội thảo đã tập trung thảo luận, phân tích làm rõ các vấn đề về nghiên cứu và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Đặc biệt, trong buổi hội thảo Ông Cao Văn Quang – Giám đốc chi nhánh công ty Tiến Nông tại Gia Lai đã đưa ra ý kiến tham luận về vấn đề nghiên cứu sản xuất và kinh doanh: 5 bài học kinh nghiệm từ quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp Tiến Nông:
1. Sự phát triển KH&CN của các ngành, các lĩnh vực đều có khả năng tác động đến lĩnh vực của mình.
Lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng trước hết có liên quan trực tiếp đến những tiến bộ của khoa học cây trồng, kỹ thuật canh tác…và có thể ảnh hưởng bởi sự phát triển của những ngành khoa học tưởng chừng không liên quan như vật lý, công nghệ sinh học, hóa học,…Chính vì vậy, chúng tôi tin rằng thấu hiểu sâu sắc nguyên lý mối liên hệ phổ biến chính là vũ khí của sáng tạo.
2. Đầu tư cho KH&CN là sự đầu tư lâu dài
Tại Tiến Nông, có nhiều công nghệ được tiếp cận nhưng phải sau 3 – 4 năm mới bắt đầu được ứng dụng và thực sự đem lại hiệu quả, chẳng hạn như công nghệ chelated, công nghệ SCT (super coating technology)…Hiện vẫn còn nhiều vấn đề đã và đang được tiếp cận như công nghệ nano, công nghệ vi sinh…hoàn toàn chưa tạo ra doanh thu cho công ty nhưng vẫn tiếp tục được đầu tư nghiên cứu và được xác định trong vòng 5 năm tới mới bắt đầu có hiệu quả. Điều đó giúp doanh nghiệp luôn giữ được sức sáng tạo và khả năng dẫn đầu thị trường về công nghệ mới.
3. Nghiên cứu chuyên sâu nhưng phải có cái nhìn hệ thống
Đối với Tiến Nông, khi nghiên cứu một sản phẩm chuyên dùng cho cây, chúng tôi buộc phải nghiên cứu kỹ đặc điểm của đối tượng đó để biết được nhu cầu dinh dưỡng của cây; nghiên cứu kỹ đặc điểm đất đai nơi sẽ ứng dụng để biết khả năng cung cấp của đất; tìm hiểu đặc điểm thời tiết khí hậu của vùng để lựa chọn công nghệ phù hợp (ví dụ phân bón tan chậm hay tan nhanh…); tìm hiểu tập quán canh tác của địa phương để tạo ra sản phẩm và quy trình vừa đảm bảo khoa học, vừa dễ sử dụng cho người dân…
Những bộ sản phẩm dinh dưỡng chuyên dùng cho từng đối tượng cây trồng của Tiến Nông luôn có thành phần và tỷ lệ các yếu tố dinh dưỡng khác biệt. Bởi vì mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là tạo ra sản phẩm dinh dưỡng cân bằng cho cây nhằm phát huy tối đa tiềm năng năng suất.
4. Có bộ phận chuyên trách về hoạt động KH&CN nhưng phải huy động sự tham gia của tất cả các bộ phận trong công ty
Tại Tiến Nông chúng tôi thành lập Trung tâm nghiên cứu phát triển Khoa học và Công nghệ (NCPT KH&CN) và coi đây là một sự đầu tư chiến lược cho sự phát triển của công ty cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Trung tâm NCPT sẽ bám sát chiến lược phát triển của công ty để xây dựng các chương trình hoạt động. Tầm nhìn của Tiến Nông là trở thành đơn vị sáng tạo dẫn đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng tại Việt Nam.
5. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước về KH&CN.
Đó là một sự phối hợp đem lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp. Bởi vì:
- Nhiều hoạt động nghiên cứu của doanh nghiệp cũng là những vấn đề mà cả ngành đang quan tâm, vậy nếu nhận thấy doanh nghiệp có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề đó, có thể nhà nước sẽ hỗ trợ về kinh phí và tổ chức nghiên cứu giúp doanh nghiệp tiến nhanh hơn đến kết quả.
- Tại các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN thường có những bộ phận chuyên trách cho công tác thông tin KH&CN. Đây là một kênh hiệu quả để doanh nghiệp khai thác phục vụ cho chương trình nghiên cứu của mình.
Ông Cao Văn Quang trình bày bài tham luận tại hội thảo
Hội nghị đã đánh giá cao phần tham tham luận của Tiến Nông về vấn đề đưa vai trò của khoa học và công nghệ lên hàng đầu trong các nghiên cứu sản xuất ra các loại sản phẩm phân bón phù hợp.
Bên cạnh đó tại hội nghị Ông Cao Văn Quang cũng đưa ra các giải pháp dinh dưỡng, giải pháp canh tác cho các loại cây trồng phù hợp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đặc biệt là cây cà phê được nghiên cứu và áp dụng qua các năm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2012-2013 Tiến Nông kết hợp cùng hội nông dân tỉnh Gia Lai xây dựng mô hình cà phê đạt năng suất 5-7 tấn nhân/ha .
Năm 2014 Tiến Nông cùng chi cục quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản Sở Nông nghiệp Gia Lai làm mô hình cà phê Vietgap với diện tích 20ha tại xã Chư Á, Tp. Pleiku gia lai đạt năng suất 5-7tấn nhân/ha và làm trẻ hoá vườn cây.
Mô hình cà phê cho năng suất cao 5-7 tấn nhân/ha tại xã Chư Ả
Năm 2015 Tiến Nông cùng chi cục quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản Sở Nông nghiệp Gia Lai làm mô hình cà phê Vietgap với diện tích 20ha tại xã Ia Tiêm huyện Chư Sê Gia Lai đạt năng suất 5-7tấn nhân/ha và trẻ hoá vườn cây.
Đến năm 2016 Tiến Nông tiếp tục hợp tác cùng Công ty Intemex Gia Lai tổ chức làm mô hình cà phê 4c với 10 mô hình tại Tp. Pleiku và huyện Chư Pảh đạt năng suất cao 5-7 tấn nhân/ha.
Mô hình sử dụng bộ sản phẩm dinh dưỡng Tiến Nông cho cây Cà phê theo tiêu chuẩn 4C
Từ kết quả đó Tiến Nông tiếp tục nghiên cứu ứng dụng bộ sản phẩm dinh dưỡng danh riêng cho cây cà phê tăng năng xuất từ 20-30% và giảm lượng phân bón từ 10-20% giảm chi phí cho nông 5triệu/ha /năm về phân bón.
Hội nghị cũng đã đánh giá rất cao về các giải pháp dinh dưỡng cũng như giải pháp canh tác của Tiến Nông mang lại năng suất chất lượng cao cho cây cà phê. Đồng thời mong muốn Tiến Nông tích cực hơn nữa trong việc chuyển giao khoa học công nghệ hướng nông dân đến nền sản xuất bền vững hiệu quả.